Tăng giá sạc pin ô tô điện VinFast tại trạm công cộng
Tại các máy ATM tại siêu thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất… tại TP.HCM những ngày qua tăng lên so với ngày trước đó nhưng giảm so với cùng thời điểm các năm trước. Thông thường vào những ngày cận tết Nguyên đán, lượng khách hàng rút tiền tại các máy ATM Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) khá đông, phải "rồng rắn" xếp hàng hàng giờ để đến lượt rút tiền. Thế nhưng mấy ngày nay, dù lượng khách có tăng lên so với ngày thường nhưng không đông như những năm trước. Ghi nhận của chúng tôi các máy ATM ở Q.1, Q.3... những ngày gần đây cũng không quá đông.Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết: Xu hướng rút tiền đều thấy sụt giảm. So với cùng kì năm trước, giao dịch rút tiền qua ATM giảm gần 20%. "Tôi thấy xu hướng rất là tốt, mọi người đã thực hiện thanh toán thông qua luôn tài khoản ngân hàng, thay vì rút tiền mặt để chi tiêu như trước đây. Tỷ trọng giao dịch qua ATM giảm tới 97% trong những năm gần đây. Tuy vậy, NAPAS vẫn hỗ trợ để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng tiện lợi nhất cho người dân. NAPAS đã cập nhật dịch vụ rút tiền tại ATM qua mã QR, không phải dùng thẻ vật lý. Như vậy, vẫn đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt và đem đến phương thức hiện đại, nhanh chóng cho người dùng", vị này nói.Thay vì rút tiền mặt chi tiêu, lượng giao dịch không dùng tiền mặt những ngày qua tăng khá mạnh. Ông Nguyễn Hoàng Long thông tin, cận dịp tết hàng năm, số lượng giao dịch qua NAPAS tăng tương đối đáng kể. Trong 2 tuần đầu năm 2025, số lượng giao dịch trung bình tăng khoảng 3% so với trung bình ngày của tháng 12, cho dù trước Tết Dương lịch tương đối cao điểm. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giao dịch tăng khoảng 13 - 15%. Hiện nay, giao dịch chạy qua hệ thống NAPAS trong ngày cao điểm khoảng 35 triệu giao dịch/ngày. Lượng giao dịch chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền qua quét mã QR tăng trưởng mạnh thể hiện nhu cầu chuyển tiền, thanh toán của người dân.Trong giai đoạn cao điểm, có xảy ra quá tải cục bộ ở 1 số ngân hàng, ví dụ như app chậm hay không vào được. Tuy nhiên chưa có sự cố nào xảy ra trên toàn bộ hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng của NAPAS. Với vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng, nền tảng cho hệ thống thanh toán bán lẻ quốc gia, những dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, NAPAS luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng. Về mặt hệ thống, hiện nay cao điểm hệ thống NAPAS xử lý lên tới 36 triệu giao dịch/ngày, tuy nhiên hệ thống của NAPAS được thiết kế luôn dự phòng, từ 100 - 150% cao hơn so với mức cao điểm nhất, công suất phục vụ lên đến 3.500 giao dịch/ giây. Qua đó đảm bảo giao dịch qua hệ thống luôn thông suốt và an toán. Ngoài ra, NAPAS duy trì đội ngũ trực giám sát hệ thống và đội ngũ kĩ thuật trực 24/7 để đảm bảo mỗi khi thấy đầu phía ngân hàng có vấn đề gì có thể cảnh báo ngay để phối hợp xử lý nhanh nhất.Ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Hệ thống giám sát 24/7 luôn đo lường lượng giao dịch từ phía ngân hàng gửi đến NAPAS, khi có vấn đề về sụt giảm hay tăng trưởng bất thường thì NAPAS đều có cảnh báo đến các ngân hàng ngay lập tức để kiểm tra, khắc phục hệ thống. Qua theo dõi, một vài thời điểm bị tắc nghẽn, có thể do mạng viễn thông hoặc hệ thống các ngân hàng bị quá tải, các khách hàng nên chờ đợi 1 ít phút để thực hiện giao dịch. Mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch chậm hoặc không được, khách hàng có thể chờ 1 chút, không nên thực hiện giao dịch liên tục nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý cho các ngân hàng.55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 2: Hạm đội tổng hợp
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Nhận định Ngoại hạng Anh, M.U vs Aston Villa: Khó cản Ronaldo và Quỷ đỏ
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Ngày 3.3.2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 9 nghi phạm để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.9 nghi phạm bị bắt khẩn cấp gồm: Hồ Ngọc Tuấn (25 tuổi, ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Vũ Thị Thanh Xuân (30 tuổi, là vợ của nghi phạm Quyết, cùng ở quận 12), Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Long An), Nguyễn Văn Thẩm, Nguyễn Quốc Cường, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Văn Nghĩa.Đồng thời, công an tạm cho gia đình bảo lãnh đối với 2 nghi phạm khác là nghi phạm Ngô Văn Ràng và Huỳnh Ngọc Hưng.Trước đó, đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 3.2025.Câu chuyện bắt đầu từ việc bán hàng online ế ẩm của nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn. Tại cơ quan công an, nghi phạm này cho biết vì quá ít người xem video trên kênh TikTok của mình nên đã nảy ra ý tưởng quay video khiêng quan tài để gây chú ý. Nhóm của nghi phạm Tuấn đã liên hệ trại hòm Nhạn Bảo Thọ (ở Long An), gặp nghi phạm Nguyễn Văn Thẩm, mua một quan tài với giá 3,5 triệu đồng rồi sơn màu đen. Sau đó thuê thêm 4 người khiêng với giá 500.000 đồng/người.Đến cuối tháng 1.2025, nhóm của nghi phạm Tuấn xuống trại hòm, dán decal vào 2 mặt bên hông quan tài rồi gửi lại, nhờ nghi phạm Thẩm giữ hộ, khi nào chụp quảng cáo sẽ mang lên TP.HCM. Sau đó, nhóm tiếp tục liên hệ với studio, thuê mẫu ảnh, và thống nhất ngày ghi hình là 25.2 trên đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1).Cảnh quay được thực hiện tại nhiều địa điểm. Ban đầu nhóm thử nghiệm trên đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng chưa vừa ý, nên nhóm này quyết định ra chợ Bến Thành. 15 giờ chiều 25.2, cả nhóm mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ dưới lòng đường Lê Lai. Xong cảnh quay, quan tài được mang về Long An cất giữ, chờ đăng clip lên mạng.Công an TP.HCM xác định clip đã thu hút đông đảo người xem. Theo thống kê của công an, tính đến 4 giờ ngày 3.3, bài đăng đã được hơn 8.000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ. Cơ quan điều tra đánh giá hành động quay clip, khiêng quan tài diễu hành trên đường phố đông người qua lại gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn cùng nhóm nghi phạm tổ chức cho quay video, biên tập và đăng lên bằng tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội TikTok có số lượng người theo dõi, bình luận và tương tác đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Do đó, hành vi của nhóm người có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng”.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nhóm người theo quy định.
Nhận định West Brom vs Liverpool (22 giờ 30 ngày 16.5): ‘Đoàn quân đỏ’ phải thắng bằng mọi giá
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip bảo vệ dân phố ra hiệu cho dòng xe vượt đèn đỏ. Đoạn clip nhận nhiều ý kiến tranh luận vì câu hỏi: "Bị CSGT phạt nguội biết tìm ai".Theo đó, một người đàn ông trung niên mặc đồ bảo vệ dân phố, tay cầm theo cây gậy và đeo còi đứng điều tiết giao thông ở ngã ba có trụ đèn tín hiệu. Khi đèn vẫn còn màu đỏ, bảo vệ dân phố ra hiệu cho xe đi. Tuy nhiên, các tài xế ô tô vẫn đứng yên, không di chuyển.Bảo vệ dân phố tiến lại gần nói: "Đi đi". Tài xế ô tô hỏi: "Nhưng mà đèn đỏ có sao không chú?".Bảo vệ dân phố đáp: "Đi đi, phạt chú chịu cho, đi đi, xả đèn mà, bên kia đi kìa không thấy hả?". Sau đó, bảo vệ dân phố di chuyển vào phía trong, nhắc các xe khác.Tài xế ô tô nói tiếp: "Ai mà dám đi, đi mấy ông bấm đèn cho nó xanh đi rồi người ta đi. Phạt nguội rồi biết tìm ai. Ổng nói ổng chịu mà mình biết tìm ổng ở đâu mà chịu".Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, nhận 2 luồng ý kiến khác nhau. Phần lớn các ý kiến cho rằng chỉ nên nghe theo hiệu lệnh của CSGT. "Tại sao không cho CSGT hay công an phường ra điều tiết mà đưa bảo vệ dân phố?", "Chỉ nghe hiệu lệnh của CSGT thôi nha", "Cứ CSGT điều tiết là ok, camera toàn AI nên không giải trình được đâu"...Theo lãnh đạo một đội CSGT, vào một số thời điểm khi giao thông ùn tắc, lượng phương tiện tham gia giao thông đông thì sẽ có các lực lượng cảnh sát khác tham gia điều tiết giao thông, dưới sự chỉ đạo của CSGT.Tại các quận, huyện, không đủ lực lượng, có thể phân công an ninh trật tự cơ sở từ hệ thống của địa phương tham gia điều tiết.Phiên tòa vụ án Hạc Thành Tower diễn ra từ ngày 15.1, xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa, Công ty TNHH MTV Sông Mã (sau cổ phần hóa gọi là Công ty CP Sông Mã) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, được giao quản lý 1.733,8 m2 đất tại số 3 đường Phan Chu Trinh, nằm ở ngã tư giao với đường Hạc Thành, cạnh Quảng trường Lam Sơn, có vị trí đắc địa ở TP.Thanh Hóa.Khi đang trong giai đoạn cổ phần hóa, các bị can trên đã xin giao đất, thực hiện giao đất, tính tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị thời điểm giao đất (giao đất năm 2013 nhưng tính giá giao đất năm 2009); chuyển nhượng quyền sử dụng dự án Hạc Thành Tower; không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 55,87 tỉ đồng.Trong 11 bị cáo, HĐXX xác định Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, chịu trách nhiệm chính và xác định bị cáo này đã hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng; Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, được xác định hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng; các bị cáo còn lại không hưởng lợi bằng tiền.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.